Ngày nay lưu trữ dữ liệu trên máy chủ, NAS, SAN là lựa chọn hàng đầu của các tổ chức, doanh nghiệp. Mặc dù là hệ thống lưu trữ dữ liệu lớn và chuyên nghiệp tuy nhiên hệ thống này vẫn không tránh khỏi rủi ro mất dữ liệu do nhiều nguyên nhân. Nếu dữ liệu dữ liệu bị mất mà không thể phục hồi được thì sẽ gây tổn thất vô cùng lớn cho các doanh nghiệp. Vì thế bài viết dưới đây cuudulieu247 sẽ hướng dẫn cách cứu dữ liệu máy chủ, NAS, SAN một cách hiệu quả nhất.

Các khái niệm cần biết về hệ thống máy chủ, NAS, SAN và RAID

Để hệ thống máy chủ vận hành trơn tru, giảm thiểu rủi ro, và có thể cấp cứu dữ liệu máy chủ thành công, bạn cần nắm được một số khái niệm sau đây:

Máy chủ là gì?

Máy chủ còn được gọi là server. Đây là một hệ thống gồm cả phần cứng và phần mềm. Hệ thống này có thể đáp ứng yêu cầu trên một mạng máy tính và có khả năng cung cấp một dịch vụ mạng. Server có thể chạy trên một hoặc nhiều máy tính có kết nối mạng. 

dich vụ cứu dữ liệu máy chủ

Ưu điểm của máy chủ là có khả năng lưu trữ dữ liệu lớn. Đồng thời mang lại sự tiện lợi, an toàn cho doanh nghiệp khi cần lưu trữ thông tin, vận hành dữ liệu và các phần mềm. Có nhiều loại máy chủ, mỗi loại đều có những ưu điểm riêng. Dưới đây là một số loại máy chủ phổ biến:

  • Máy chủ riêng: Đây là loại server chạy trên phần cứng với thiết bị hỗ trợ.
  • Máy chủ ảo: Máy chủ này áp dụng công nghệ ảo để tách một server thành nhiều server ảo. 
  • Máy chủ đám mây:  Đây là loại server được kết hợp bởi nhiều server khác trong cùng hệ thống lưu trữ SAN.

Nas/San là gì

NAS là gì?

NAS chính là Network Attached Storage. Chúng được biết đến như một thiết bị lưu trữ, một server thu nhỏ, gắn vào mạng. NAS có hệ điều hành riêng. Các ổ cứng trong server này được cấu hình Raid với nhau. Mục đích chính của NAS là để tập trung lưu trữ dữ liệu, chia sẻ file, streaming. Từ đó người dùng dễ dàng quản lý dữ liệu hơn. Nhờ có NAS, người dùng có thể truy cập được dữ liệu ở nhà từ bất cứ địa điểm nào bên ngoài.

SAN là gì?

SAN chính là Storage Area Network. Hệ thống lưu trữ dữ liệu này sử dụng công nghệ lưu trữ mạng hiện đại nhất hiện nay. SAN có thể thể kết hợp hệ thống Raid, thiết bị NAS và nhiều bộ phận của hệ thống máy tính với nhau. Chính vì thế hệ thống SAN có tốc độ kết nối dữ liệu cao. SAN trở thành xu hướng lựa chọn của các doanh nghiệp có quy mô lớn.

 

Hiện nay các máy chủ sử dụng ổ cứng tiêu chuẩn SAS là chủ yếu. Loại ổ cứng này có khả năng chịu lỗi và có tốc độ cao. Các ổ cứng tiêu chuẩn cũ hơn như SATA, SCSI ít được sử dụng hơn. Với NAS thì loại phổ thông sử dụng ổ cứng SATA, những NAS mới sau này sử dụng ổ cứng chuẩn SAS. Với SAN thì tùy thuộc vào phần cứng được cung cấp mà dùng SAS, SATA hoặc SCSI.

RAID là gì? 

Là việc với hệ thống máy chủ, bạn không thể không biết đến RAID. 

Raid là gì

Vậy RAID ổ cứng là gì?

RAID là một hệ thống được tạo thành bởi ghép nhiều ổ đĩa cứng vật lý với nhau. Chính vì vậy, RAID có khả năng tăng tốc độ ghi. Đồng thời đảm bảo cho sự an toàn của dữ liệu khi được lưu trữ trên hệ thống đĩa.

RAID hoạt động trên phương pháp sao chép dữ liệu đều lên tất cả các ổ cứng vật lý. Chúng được liên kết với nhau thông qua một RAID Controller. RAID Controller có thể triển khai trên nền tảng phần cứng hoặc phần mềm. RAID có thể được dùng cho các loại ổ đĩa cứng chuẩn SATA, SAS và SSD. RAID có thể cài đặt theo nhiều cách khác nhau tùy theo mục đích và nhu cầu của người dùng.

Như vậy, RAID giúp tăng tốc độ truy xuất dữ liệu của ổ đĩa cứng. Đồng thời giúp lưu trữ dữ liệu và đảm bảo an toàn dữ liệu, hạn chế nguy cơ làm mất hoặc hỏng dữ liệu. RAID đóng vai trò là thành phần vô cùng quan trong hệ thống máy chủ. So với ổ cứng thông thường thì RAID mang đến cho người dùng những lợi ích vượt trội. Đó là dung lượng lớn, khả năng chịu lỗi cao, chạy liên tục và tốc độ đọc ghi cao hơn rất nhiều do chạy từ nhiều ổ đĩa cùng một lúc.

Các kiểu RAID phổ biến

RAID có nhiều loại khác nhau. Mỗi loại có những ưu nhược điểm cũng như dung lượng lưu trữ và hiệu năng riêng. Dưới đây là một số RAID phổ biến nhất:

Các cấu hình Raid cơ bản

RAID 0

RAID 0 cần ít nhất 2 disk. Với kiểu RAID này, dữ liệu được ghi theo phương thức Striping. Chẳng hạn bạn có 6 đoạn dữ liệu được đánh số thứ tự từ 1 đến 6. Các đoạn dữ liệu theo số chẵn sẽ được ghi lên đĩa cứng đầu tiên.

Các đoạn dữ liệu theo số lẻ sẽ được ghi lên đĩa cứng thứ 2. Như vậy thời gian làm việc sẽ được giảm 1 nửa.  Tuy nhiên do cách ghi thông tin xé lẻ như vậy nên RAID 0 có nguy cơ mất dữ liệu cao. Chỉ cần một ổ đĩa cứng có sự cố thì toàn bộ thông tin sẽ không thể đọc được.

RAID 0 là sự lựa chọn phù hợp với những ai cần truy cập khối lượng dữ liệu lớn và nhanh. Chẳng hạn như chuyên viên đồ họa hoặc game thủ. Dung lượng của RAID 0 bằng tổng dung lượng 2 ổ đĩa cứng đơn cộng lại.

RAID 1

Tương tự như RAID 0, RAID1 yêu cầu ít nhất 2 ổ đĩa cứng để có thể làm việc. Tuy nhiên với RAID 1, dữ liệu được ghi theo phương pháp Mirroring. Điều đó có nghĩa là dữ liệu được ghi vào 2 ổ đĩa giống hệt nhau. Vì thế trong trường hợp 1 ổ đĩa bị sự cố thì ổ đĩa kia vẫn có thể tiếp tục hoạt động và dữ liệu không bị mất. 

 

Như vậy, RAID 1 không vượt trội về tốc độ, hiệu năng mà nổi bật về khả năng đảm bảo an toàn dữ liệu. Vì vậy hệ thống RAID 1 là lựa chọn hàng đầu của những ai phải quản lý nhiều thông tin quan trọng. Dung lượng của RAID 1 bằng dung lượng của 1 ổ đĩa đơn. 

RAID 5

Đây là hệ thống RAID mạnh mẽ và phổ biến nhất. Ở kiểu RAID này, dữ liệu và bản sao lưu được chia lên toàn bộ các ổ đĩa. RAID 5 sử dụng 3 ổ đĩa. Dung lượng của RAID bằng tổng dung lượng tất cả các ổ đĩa cứng và trừ đi dung lượng 1 ổ. Nguyên tắc ghi dữ liệu của RAID 5 lên các ổ cứng khá phức tạp theo tính chẵn lẻ.

Tuy nhiên chúng vừa đảm bảo nâng cao tốc độ do có thể truy cập từ nhiều ổ đĩa vừa giúp đảm bảo an toàn cho dữ liệu khi chúng được lưu trên nhiều đĩa. Nếu có một ổ đĩa cứng bị hỏng thì dữ liệu có thể được tạo lại nhờ vào dữ liệu có trên ổ đĩa khác. 

Nhìn chung do máy chủ phải thực hiện nhiều thao tác ghi theo phương pháp chẵn lẻ nên RAID 5 có hiệu suất không cao. RAID 5 thích hợp cho máy chủ ứng dụng và thích hợp cho việc lưu trữ tập tin.

RAID 6

RAID 6 có cơ chế ghi dữ liệu tương tự như RAID 5. Chỉ khác ở chỗ số lần phân tách dữ liệu của RAID 6 nhiều hơn. Vì thế khả năng bảo toàn dữ liệu của RAID 6 rất cao. Chẳng hạn nếu hỏng 2 trong 4 ổ cứng thì hệ thống này vẫn có thể hoạt động bình thường. Do đó RAID 6 được sử dụng trong các máy chủ ứng dụng với các tập tin lớn và cực kỳ quan trọng.

RAID 10

RAID 10 có sự kết hợp giữa RAID 0 và RAID 1. Điều này giúp hệ thống vừa đảm bảo được hiệu năng tốt vừa đảm bảo an toàn cho dữ liệu. Tuy nhiên, RAID 10 có nhược điểm là chi phí cao, khả năng sử dụng và khả năng mở rộng thấp so với các hệ thống RAID khác. Vì thế RAID 10 thường được sử dụng cho các máy chủ cơ sở dữ liệu mà phải tiến hành nhiều thao tác ghi.

RAID được sử dụng cho hệ thống máy chủ. Chúng là công nghệ dự phòng cho ổ đĩa để tạo nên tính an toàn và ổn định khi máy chủ hoạt động. Có 2 cách để triển khai công nghệ RAID. Đó là RAID phần cứng và RAID phần mềm. Nhược điểm của RAID phần cứng là đắt hơn RAID phần mềm. Tuy nhiên tốc độ lại nhanh hơn.

Nguyên nhân mất dữ liệu máy chủ, NAS và SAN

Bạn đã thấy máy chủ, NAS và SAN đều là những hệ thống lưu trữ cực kỳ chuyên nghiệp. Tuy nhiên tại sao vẫn có tình trạng server bị mất dữ liệu? Dưới đây là một số nguyên nhân:

  • Lỗi mảng RAID: Tùy thuộc vào loại RAID, nếu có 1 hoặc nhiều hơn 1 ổ cứng bị hỏng thì cả hệ thống sẽ bị lỗi. Chẳng hạn như với RAID 0 khi có 1 ổ cứng bị hỏng là cả hệ thống RAID 0 sẽ bị hỏng. Với RAID 6, RAID 10 nếu có 2 hệ thống bị hỏng thì cả hệ thống sẽ ngừng hoạt động. Khi RAID ngừng hoạt động thì đương nhiên sẽ dẫn đến tình trạng mất dữ liệu
  • RAID controller bị trục trặc hoặc có sự cố cũng là nguyên nhân gây nên mất dữ liệu server. 
  • Nguồn năng lượng: Server cần đến nguồn điện để hoạt động. Tuy nhiên, việc ngắt điện đột ngột có thể dẫn đến tình trạng sốc điện. Đây là nguyên nhân khiến ổ cứng phải đối mặt với hỏng hóc và lỗi. Vì thế không bảo toàn được dữ liệu. 
  • Máy chủ bị ransomware, bị virus và các phần mềm độc hại khác tấn công.
  • Do người dùng thực hiện thao tác xóa nhầm dữ liệu.
  • Do bị xóa nhầm phân vùng
  • Do lỗi hệ thống tập tin khi nâng cấp hệ điều hành
  • Do khi phát hiện thấy mất dữ liệu, người dùng không có kinh nghiệm đã tự ý rebuild lại Raid khiến dữ liệu bị mất vĩnh viễn.
  • Do các tác động vật lý khác bên ngoài như động đất, hỏa hoạn, cháy nổ, lũ lụt,….

Những việc cần làm khi phát hiện server bị lỗi

Hệ thống lưu trữ dữ liệu trên máy chủ phức tạp hơn PC rất nhiều. Vì thế khi phát hiện thấy mất dữ liệu, bạn cần bình tĩnh và tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến máy chủ bị lỗi:

Trường hợp bật máy không lên thì rất có thể nguồn hoặc main đã bị lỗi. Bạn có thể kiểm tra jack cắm Sata hoặc Sas. 

Máy chủ vẫn chạy nhưng không vào được hệ điều hành thì có các trường hợp sau có thể xảy ra: Nếu đèn báo trên các ổ cứng có màu xanh thì ổ cứng còn tốt. Đèn màu vàng là cảnh báo ổ cứng bị lỗi, đèn màu đỏ là ổ cứng bị hỏng, không nhận. Nếu máy chủ là RAID 0 thì chỉ cần 1 ổ cứng bị lỗi là hệ thống không thể hoạt động được. Với RAID 1, RAID 5, RAID 6, RAID 10 khi có ít nhất 2 ổ cứng bị lỗi thì hệ thống sẽ không hoạt động được. 

Nếu bạn không có đủ kinh nghiệm và tự tin để xử lý các lỗi của máy chủ, các sự cố về RAID thì tốt nhất bạn không nên cố sửa chữa. Vì xử lý không đúng có thể khiến dữ liệu mất vĩnh viễn và không thể khôi phục được. Cấp cứu dữ liệu máy chủ là việc không hề đơn giản. Việc này đòi hỏi bạn phải có chuyên môn cao.

 

Thiết bị cứu máy chủ chuyên nghiệp

Đồng thời phải có kiến thức tốt về server. Bên cạnh đó bạn cần có những máy móc thiết bị chuyên dụng, phòng lab đạt tiêu chuẩn. Tất cả những điều này là không thể thiếu trong quá trình cứu dữ liệu máy chủ.  Trường hợp bạn không có đủ các điều kiện này thì tốt nhất nên nhờ đến sự hỗ trợ của dịch vụ cấp cứu dữ liệu máy chủ chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn cho dữ liệu. Ngoài ra, bạn tuyệt đối không làm những việc sau:

  • Đổi lại vị trí các ổ đĩa cứng
  • Chạy scan disk để fix lỗi. Việc này có thể dẫn đến nguy cơ mất dữ liệu vĩnh viễn.
  • Rebuild lại raid khi đang có 2 ổ cứng trở lên bị lỗi.

Khi nào cần khôi phục dữ liệu máy chủ, NAS và SAN?

Bạn đã biết các nguyên nhân gây lên mất dữ liệu ở máy chủ, bạn cũng biết cần làm gì và không nên làm khi phát hiện ra dữ liệu bị mất. Vậy khi nào thì cần thực hiện cứu dữ liệu máy chủ, NAS và SAN? Dưới đây là các trường hợp bạn cần can thiệp kịp thời để bảo toàn dữ liệu:

Khi thiết bị không thể hoạt động được

Đây là tình trạng mà thiết bị hỏng về phần cứng, không thể bật nguồn. Máy chủ không thể khởi động hoặc không thể vào Window được. NAS không hiển thị đèn trên bảng điều khiển. 

Thiết bị không có sự cố nhưng dữ liệu bên trong bị mất

Đây là trường hợp phổ biến nhất. Điều này chủ yếu là do thao tác bất cẩn và tâm lý chủ quan của người dùng. Một số người nghĩ rằng nếu lỡ may dữ liệu có bị mất thì vẫn có thể khôi phục lại được bằng các phần mềm. Tuy nhiên điều này là vô cùng khó khăn và rủi ro cũng rất lớn. Một số người thao tác sai còn có thể dẫn đến tình trạng dữ liệu mất hoàn toàn không bao giờ lấy lại được. Do đó bạn cần phải hết sức cẩn thận khi thao tác trên máy chủ. 

Thiếu ổ cứng trong mảng RAID

Điều này có nghĩa là số lượng ổ cứng trong mảng RAID thiếu nhiều hơn số lượng cho phép. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do ổ cứng bị lỗi vật lý. Điều này khiến cho mảng RAID không thể hoạt động. Nếu như trường hợp này xảy ra với hệ hệ thống máy chủ của bạn thì nhất thiết phải sử dụng dịch vụ cứu dữ liệu máy chủ.

Bởi lẽ bạn không có đủ kiến thức, kỹ năng cũng như các thiết bị quan trọng để thực hiện việc này. Nếu tự can thiệp khi không có đủ điều kiện cần thì nguy cơ dữ liệu mất vĩnh viễn là rất cao. Vì thế bạn không nên mạo hiểm trước đống dữ liệu quan trọng của mình. Bởi lẽ bạn có rất ít cơ hội để thành công.

Các bước cứu dữ liệu máy chủ, RAID

Các bước lấy dữ liệu máy chủ

Nhìn chung cứu dữ liệu server là quy trình rất phức tạp và tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, bạn có thể hình dung quy trình cứu dữ liệu máy chủ gồm các bước dưới đây:

 

  • Trước tiên bạn cần kiểm tra RAID trên server, tức là kiểm tra tình trạng của các ổ cứng trong mảng RAID. Nếu như số lượng ổ cứng bị lỗi vượt mức cho phép thì hệ thống RAID và máy chủ sẽ không hoạt động được. Như vậy, bạn cần phải phục hồi dữ liệu từ những ổ đĩa cứng bị sự cố trước.
  • Bạn sử dụng thiết bị chuyên dụng để tìm thông số RAID
  • Tiến hành build Raid nhờ máy chuyên dụng 
  • Tiến hành xuất dữ liệu.

Cách cứu dữ liệu NAS và cứu dữ liệu SAN

NAS và SAN là hệ thống lưu trữ dữ liệu được rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp lớn nhỏ sử dụng hiện nay. Mặc dù đây là hệ thống lưu trữ dữ liệu được đánh giá rất cao nhưng tình trạng mất dữ liệu vẫn không thể tránh khỏi.

Nguyên nhân mất dữ liệu hệ thống NAS/SAN

Các hệ thống này sử dụng RAID với nhiều ổ cứng để lưu trữ dữ liệu. Do đó nếu hệ thống RAID bị lỗi thì NAS cũng bị ảnh hưởng. Đây chính là nguyên nhân gây mất dữ liệu. 

Phục hồi dữ liệu Nas-San

Thêm vào đó, phần mềm của hệ thống NAS và SAN có dung lượng từ trăm megabyte đến vài gigabyte dữ liệu. Trong khi đó các thao tác như quản lý RAID, thực hiện các giao thức, kiểm soát phân phối,…. được tích hợp chung. Vì thế có thể dẫn đến lỗi phần mềm. Một số nguyên nhân dẫn đến lỗi NAS/SAN:

  • Ghi đè lưu trữ cấu hình là một trong những lý do khiến hệ thống NAS/SAN bị lỗi
  • Rebuild lại hệ thống RAID khi không có kinh nghiệm.
  • Hệ thống bị virus, mã độc tấn công
  • Một hoặc nhiều ổ đĩa vật lý bị hư hỏng
  • Tăng dung lượng NAS/ SAN một cách đột ngột.
  • Format hoặc xóa nhầm phân vùng NAS/SAN
  • Trong khi sử dụng NAS/SAN bị phát sinh lỗi hệ thống tập tin.

Cách cứu dữ liệu NAS / SAN

Cứu dữ liệu Nas-San

NAS và SAN là những hệ thống lưu trữ rất phức tạp. Để cứu dữ liệu SAN / NAS, bạn cần xây dựng lại hệ thống RAID. Bạn có thể sử dụng các phần mềm để thực hiện việc này. Tuy nhiên cách khôi phục dữ liệu này có tỷ lệ thành công không cao và cũng khá nguy hiểm khi dữ liệu có thể mất vĩnh viễn. Bạn cần phải dựa vào nguyên nhân cụ thể gây mất dữ liệu trên NAS/ SAN để có giải pháp phù hợp. Dưới đây là một số cách cứu dữ liệu NAS bị lỗi phần cứng:

 

  • Trường hợp Adapter bị hỏng: Bạn cần thay Adapter chính hãng. Cần chọn Adapter cùng loại, cùng thương hiệu. Ngoài ra, điện áp vào ra của Adapter mới phải giống với Adapter cũng. Dòng điện cung cấp cho Adapter mới phải ổn định và cao hơn Adapter cũ. 
  • Trường hợp NAS bị lỗi RAID: Bạn cần chuyển hết dữ liệu qua cái mới, khôi phục lại dữ liệu trên các ổ cứng bị hỏng. Đồng thời xây dựng lại hệ thống RAID. Ngoài ra bạn có thể map toàn bộ các ổ đĩa cứng thành file ảo. Sau đó giả lập lại RAID để phục hồi lại dữ liệu.
  • Trường hợp board mạch của NAS bị hỏng: bạn nên đem thiết bị đến trung tâm cấp cứu dữ liệu máy chủ để khôi phục lại dữ liệu.

Nhìn chung, tất cả các lỗi thuộc về phần cứng của hệ thống NAS/ SAN không hề dễ khắc phục để cứu toàn bộ dữ liệu. Do đó vẫn là lời khuyên cũ cho bạn đó là nên tìm đến các dịch vụ cấp cứu dữ liệu chuyên nghiệp và uy tín.

Cách khôi phục dữ liệu máy ảo

Với máy chủ ảo, bạn có thể dùng công nghệ ảo hóa để biến một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Mỗi máy chủ ảo này đóng vai trò như một bộ máy riêng biệt. Chúng có sự biệt lập về bộ nhớ, dung lượng, cấu trúc mạng….Việc tạo ra các máy chủ ảo sẽ giúp bạn tạo thêm lớp bảo vệ dữ liệu cho máy tính. Từ đó ngăn chặn được những thảm họa dữ liệu cho doanh nghiệp.

Cũng giống như hệ thống NAS và SAN, cấu trúc lưu trữ dữ liệu trong máy chủ ảo cực kỳ phức tạp. Vì thế khi xảy ra tình trạng mất dữ liệu trên máy ảo, bạn cần liên hệ ngay với công ty chuyên khắc phục sự cố mất dữ liệu trên máy ảo. Họ sẽ tư vấn và hỗ trợ cho bạn hiểu hơn về các vấn đề bạn đang gặp phải. Đồng thời hướng dẫn cho bạn những vấn đề cần phải làm để tránh trường hợp dữ liệu bị mất vĩnh viễn. 

Bạn cần lưu ý ngừng sử dụng máy chủ lưu trữ ngay khi phát hiện có tình trạng mất dữ liệu. Bởi lẽ việc sử dụng này có thể gây nên tình trạng ghi đè lên dữ liệu bị mất gốc. Điều này có thể khiến cho quá trình khôi khôi phục dữ liệu máy ảo trở nên khó khăn hơn nhiều lần và có thể không khôi phục thành công như mong muốn.

Cứu dữ liệu server tại sao chọn công ty Võ Nguyễn?

Đối với mỗi cá nhân, công ty, doanh nghiệp thì dữ liệu là tài sản vô cùng quan trọng và quý giá. Thậm chí nhiều loại dữ liệu có tiền cũng không thể đổi được. Bởi vậy, việc bảo vệ dữ liệu có ý nghĩa rất quan trọng. Trong trường hợp không may hệ thống máy chủ, RAID gặp sự cố thì việc khôi phục dữ liệu là cần được thực hiện nhanh chóng để tránh tình trạng dữ liệu bị mất vĩnh viễn.

Hiện nay đa số các công ty, doanh nghiệp khi gặp phải tình trạng mất dữ liệu đều nhờ đến các công ty cung cấp dịch vụ dữ liệu chuyên nghiệp. Bởi lẽ, chỉ có những công ty uy tín, chuyên nghiệp mới có nhân lực đủ chuyên môn cùng thiết bị, phần mềm phục vụ cho việc cấp cứu dữ liệu. Hiệu nay Võ Nguyễn là cái tên được các công ty, doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn vì:

Đội ngũ kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, tay nghề vững vàng, giàu kinh nghiệm

Võ Nguyễn được biết đến là công ty tập trung đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực cấp cứu dữ liệu. Võ Nguyễn có bề dày 15 năm kinh nghiệm. Đặc biệt đội ngũ kỹ sư trẻ, năng động, nhiệt huyết, có trình độ chuyên môn cao.

 

Dịch vụ cứu dữ liệu server chuyên nghiệp

Cuudulieu247 thường xuyên được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn và kiến thức về khôi phục dữ liệu trong và ngoài nước. Bằng bản lĩnh, trí tuệ và kinh nghiệm của mình, Võ Nguyễn đã tiến hàng cứu dữ liệu server cho nhiều đối tác khách hàng khác nhau. Từ đó mang đến sự tin tưởng cho khách hàng.

Máy cứu dữ liệu hiện đại, phần mềm được cập nhật mới nhất

Cùng với kinh nghiệm, chuyên môn thì các công cụ, thiết bị đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển của thành công của việc cứu dữ liệu server, cứu dữ liệu NAS, SAN. Bởi lẽ đa số các lỗi thuộc về phần cứng là lỗi vật lý. Để xử lý được các lỗi này cần có các loại máy móc chuyên dụng để có thể can thiệp chuyên sâu, phân tích mã nhị phân. Từ đó giúp xác định cấu hình RAID và xây dựng lại hệ thống RAID ảo để lấy lại dữ liệu đã bị mất.

Võ Nguyễn có đầy đủ các máy móc và phần mềm để phục vụ cho quá trình cấp cứu dữ liệu máy chủ một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất như PC3000 SAS cho chuẩn SAS, PC3000 Portable III chuẩn Sata. Cùng với đó là phần mềm chuyên dụng WINHEX giúp phân tích mã nhị phân.

Nhờ sự hỗ trợ của các máy móc và phần mềm này mà việc phục hồi dữ liệu mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều. Nếu bạn tự thực hiện khôi phục dữ liệu thì việc trang bị những thiết bị này rất hạn chế. Như vậy, cơ hội thành công là không thể.

Thời gian dự kiến sữa chữa & cứu dữ liệu ổ cứng chết

Khi mất dữ liệu chắc chắn ai cũng cảm thấy lo lắng và muốn khôi phục lại chúng lại một cách nhanh nhất. Hiểu được tâm lý đó, công ty Võ Nguyễn luôn nỗ lực hết mình để tìm lại dữ liệu cho khách hàng. Tuy nhiêu thời gian nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào tình trạng hỏng hóc của ổ cứng. 

Với các ổ cứng của máy chủ, NAS, SAN còn nhận dạng được nhưng bị mất dữ liệu do bad sector, bị virus, xóa mất tập tin, mất cấu hình raid,… thì chỉ khoảng 1 giờ đến 2 giờ là Võ Nguyễn có thể show dữ liệu cho khách hàng. Ngay sau đó khách hàng có thể check dữ liệu và sao lưu. Đây có thể coi là thời gian phục hồi dữ liệu nhanh nhất so với các đơn vị khác trên thị trường. 

Chi phí cứu dữ liệu ổ cứng hợp lý, minh bạch, rõ ràng

Chi phí phục hồi dữ liệu máy chủ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên Võ Nguyễn công khai mức giá cụ thể cho khách hàng.  Đặc biệt, Võ Nguyễn cam kết chỉ tính giá một lần và không tăng giá, không thu thêm phụ phí. Vì thế khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về mức giá vô cùng cạnh tranh, minh bạch và rõ ràng của Võ Nguyễn. Dưới đây là bảng giá cứu dữ liệu máy chủ của Võ Nguyễn:

  • HDD dung lượng từ 36GB đến 146GB đơn giá là 2.000.000đ
  • HDD dung lượng từ 300GB đến 2TB đơn giá là 4.000.000đ
  • HDD dung lượng từ 3TB đến 6TB đơn giá là 6.000.000đ
  • HDD dung lượng từ 8TB đến 10 TB đơn giá là 8.000.000đ

Để cứu dữ liệu hệ thống SAN, khách hàng liên hệ với công ty để được tư vấn và báo giá cụ thể.

Như vậy bạn đã biết máy chủ server là gì, Raid là gì? Những nguyên nhân nào có thể khiến cho hệ thống máy chủ, NAS và SAN bị lỗi và cách cứu dữ liệu máy chủ ra sao. Mong rằng những thông tin trên sẽ có ích cho bạn. Nếu hệ thống máy chủ của bạn đang gặp sự cố thì đừng ngại liên hệ ngay với công ty Võ Nguyễn để được tư vấn miễn phí.

Thông tin Phục hồi dữ liệu ổ cứng TPHCM khi cần:

Công ty khôi phục dữ liệu Võ Nguyễn

  •  Trụ sở TP.HCM: 24/16 Đoàn Thị Điểm, Phường 1, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
  •  Chi nhánh Đà Nẵng: Lầu 3, 21 Hàm Nghi, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
  •  Điện thoại: 0888 711 775
  •  Di động: 0974 756 775
  •  Email: vonguyen@cuudulieu24h.com
  •  Trang web: cuudulieu247.com